8 tháng xuất siêu 20,19 tỷ USD
Ngày 29/8, Tổng cục Thống kê công bố tình hình kinh tế-xã hội tháng 8, với nhiều tín hiệu lạc quan. Kinh tế dần hồi phục, sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng.
Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tính tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn, ghi nhận IIP tăng cao so với tháng trước. Hải Phòng tăng 26,4%; Bắc Ninh tăng 8,2%; Thái Nguyên tăng 6%; Bắc Giang tăng 5,4%; Vĩnh Phúc tăng 5,3%... Tuy nhiên, mức tăng của những tháng gần đây chưa đủ cân bằng lại mức giảm của những tháng đầu năm. Tính chung 8 tháng, IIP toàn ngành công nghiệp vẫn giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước.
Sức mua cải thiện, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiếp đà tăng. Ảnh: Như Ý
Xuất khẩu hàng hóa tháng 8 tăng 7,7% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 435,23 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (kim ngạch 62,3 tỷ USD), Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất (kim ngạch 68,1 tỷ USD).
Doanh thu du lịch lữ hành tháng 8 tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Tính từ đầu năm, doanh thu cả nước ước đạt 22,4 nghìn tỷ đồng. Việt Nam đã đón gần 8 triệu lượt khách quốc tế, hoàn thành 98% mục tiêu cả năm.
Trụ cột đầu tư công tiếp tục tăng tốc. Tháng 8, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 61.300 tỷ đồng, tăng hơn 29% so với cùng kỳ năm trước. Tính từ đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 352.100 tỷ đồng, chỉ mới bằng 49,4% kế hoạch cả năm, nhưng đã tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm trước. Giải ngân FDI 8 tháng cao kỷ lục, giá trị đạt 13,1 tỷ đồng. Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo thống kê, giá xăng dầu, gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 8 tăng 0,88% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng các tháng từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm. Bình quân 8 tháng lạm phát cơ bản tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,1%).
Theo tienphong.vn
Bài viết cùng chuyên mục
- Lãnh đạo Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư chúc mừng Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 79 năm quốc khánh Indonesia
- Hội thảo kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - LB Nga tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông
- Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
- Quảng Ninh 40 năm đổi mới và phát triển: Bứt phá ấn tượng
- Hội nghị chuyên đề toàn quốc “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến”
- Tỉnh Quảng Ninh tập huấn nghiệp vụ xúc tiến đầu tư năm 2024
- Sớm xây dựng cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Doanh nghiệp ngành logistics trước áp lực “xanh hóa”
- Năm 2024 phải là năm bứt phá về giải ngân vốn đầu tư công
- Doanh nghiệp ngoại tăng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam