Bệnh nhân Covid-19 ở Yên Bái nhiễm biến chủng Ấn Độ
Kết quả giải trình tự gene tất cả mẫu bệnh phẩm các bệnh nhân là chuyên gia Ấn Độ và nhân viên khách sạn ở Yên Bái đều thuộc biến chủng Ấn Độ là B.1.167.2.
Kết quả giải trình tự gene các chuyên gia Ấn Độ và nhân viên khách sạn Yên Bái do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện, được Bộ Y tế công bố chiều 30/4. Đây là biến chủng kép, lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam.
B.1.617 chứa 13 đột biến khác nhau, trong đó có hai đột biến nguy hiểm là L452R từng xuất hiện trong biến thể ở California và E484Q giống với loại xuất hiện ở Nam Phi, Brazil. Hai đột biến này có khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19. Giới khoa học gọi biến chủng B.1.617 là biến chủng kép.
Giáo sư Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị Covid-19, hôm 28/4 cho biết cả thế giới đang chú ý đến biến chủng kép B.1.617 từ Ấn Độ. Biến chủng đầu tiên của nó là B1.1.7 từ Anh cho thấy rõ mức độ lan tràn rất nhanh, tăng cao hơn 70% so với chủng ban đầu. Với chủng kép này (mang hai đột biến), mức độ lây lan còn nhanh hơn nữa nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 27/4 cho biết biến chủng nCoV B.1.617 xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ đã được ghi nhận trong hơn 1.200 trình tự gene trên cơ sở dữ liệu mở GISAID. Phần lớn mẫu bệnh phẩm được gửi đến từ Ấn Độ, Anh, Mỹ và Singapore. Ít nhất 17 nước đã phát hiện biến chủng này.
WHO xếp B.1.617 vào nhóm "biến chủng đáng chú ý" (VOI), nhưng chưa coi đây là "biến chủng đáng lo ngại" (VOC). Nhóm VOC gồm những biến chủng nCoV nguy hiểm hơn bản gốc nhờ khả năng lây nhiễm và gây chết người cao hơn hoặc kháng vaccine mạnh hơn.
B.1.617 chứa 13 đột biến khác nhau, trong đó chứa hai đột biến L452R từng xuất hiện trong biến thể ở California và E484Q giống với loại xuất hiện ở Nam Phi và Brazil. Hai đột biến này có khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19.
Bộ trưởng Long bày tỏ "rất lo lắng về nguy cơ dịch lây nhiễm vào Việt Nam, bùng phát đợt dịch thứ 4". Đặc biệt, lần này dịch xâm nhập nhiều khả năng mang các biến chủng kép nCoV tại Ấn Độ hoặc biến chủng của Anh tại Campuchia. Bộ trưởng đã chỉ đạo các viện đầu ngành tiến hành giải trình tự gene của những người nhập cảnh vào Việt Nam gần đây đã mắc Covid-19 để đánh giá, có các biện pháp kiểm soát dịch phù hợp.
Trước đó, Viện Pasteur TP HCM giải trình tự gene các ca nhiễm nhập cảnh từ Campuchia, kết quả 85,7% mẫu mang biến thể B1.1.7 (Anh) và 14,3% mẫu mang biến thể B.1.351 (Nam Phi).
Đến nay Việt Nam đã ghi nhận hầu như các biến chủng mới nCoV. Các ca nhiễm gần đây nhập cảnh từ Campuchia kết quả giải trình tự gene nhiễm biến chủng Anh và Nam Phi. Đợt dịch liên quan Hải Dương, Quảng Ninh cũng xuất hiện biến chủng Anh và Nam Phi. Chuỗi lây nhiễm từ sân bay Tân Sơn Nhất là do biến chủng Rwanda.
Ấn Độ đang trong vực thẳm Covid-19 với hơn 18 triệu ca nhiễm, hơn 200.000 người chết chỉ trong hai tháng qua. Phần lớn ca nhiễm ở Ấn Độ mang biến chủng kép B.1.167.2.
Ca nhiễm ở Yên Bái được ghi nhận là "bệnh nhân 2857", nhân viên lễ tân khách sạn Như Nguyệt 2. Người này bị lây nhiễm từ đoàn chuyên gia Ấn Độ cách ly tập trung sau nhập cảnh tại khách sạn này từ ngày 18/4. Đoàn Ấn Độ 11 người thì đã ghi nhận 4 người dương tính, cùng nhân viên khách sạn này là 5. Hiện đoàn còn 7 chuyên gia Ấn Độ và một cán bộ y tế đang cách ly theo dõi.
T
Bài viết cùng chuyên mục
- Thúc đẩy kinh tế xanh bền vững
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư làm việc với Tổ chức liên chính phủ UnASDG tại Việt Nam, Quỹ đầu tư Alpstein Ventures AG (Thụy Sĩ) và Công ty CP đầu tư Thái An Holding về tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
- Xúc tiến thu hút du khách Trung Quốc
- Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư
- Tăng cường trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công
- Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
- Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam
- Huyện Hải Hà: Chuyển động từ thu hút đầu tư
- Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam