Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
Có thể thấy, Quảng Ninh đang bước đầu gặt hái những thành công trong việc chuyển đổi mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh”. “Xanh” thể hiện ở chỗ không chỉ thu ngân sách, tạo việc làm… không còn quá phụ thuộc vào ngành than, mà còn thể hiện ở sự thay đổi về môi trường. Lãnh đạo Trung tâm Quan trắc TN&MT (Sở TN&MT) theo dõi, giám sát các chỉ số do các trạm quan trắc môi trường tự động chuyển về tại Trung tâm Điều hành. Ảnh: Mạnh Trường Hằng năm, tỉnh đã chi không dưới 3% tổng chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp bảo vệ môi trường để thực hiện tốt 7 nhiệm vụ: Quản lý môi trường nước; quản lý chất lượng không khí; quản lý chất thải rắn; quản lý rừng; bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu và giám sát môi trường. Cùng với đó, để tăng nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường tại các địa phương, ngày 7/12/2016, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 38/2016/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách 2017- 2020. Theo đó, phí bảo vệ môi trường từ khai thác than được điều tiết 100% cho ngân sách các địa phương để thực hiện nhiệm vụ về môi trường. Tính riêng đối với TKV, tổng chi phí cho công tác bảo vệ môi trường hằng năm là hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó 50% dành cho đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, 50% dành cho các công việc bảo vệ môi trường thường xuyên. Giai đoạn 2017-2020, các đơn vị khai thác than đã triển khai Đề án đảm bảo môi trường ngành Than với tổng kinh phí thực hiện gần 5.000 tỷ đồng. Ngoài ra, TKV còn thực hiện bổ sung các hạng mục, công trình ngoài đề án với tổng kinh phí trên 127 tỷ đồng. Đặc biệt, đầu năm 2019, TKV đã chấm dứt hoạt động của Nhà máy sàng tuyển Nam Cầu Trắng; xây dựng, đưa Trung tâm Chế biến và kho than tập trung vùng Hòn Gai tại Hà Khánh - Hạ Long vào hoạt động, ổn định sản xuất từ tháng 4/2019 để đảm bảo môi trường, việc làm cho người lao động. Tỉnh cũng hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ đảm đảo thực hiện di dời các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, đưa vào CCN tại các địa phương. Hiện nay đã có hàng trăm cơ sở sản xuất di chuyển vào các CCN: Hà Khánh, Kim Sen, Nam Sơn, Cẩm Thịnh... thực hiện đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường các bãi chôn lấp rác thải; tiến hành xử lý xong 12 điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật. |
Cùng với đó, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, các khu xử lý chất thải sinh hoạt; nâng cao năng lực hệ thống quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường tự động trên địa bàn tỉnh với mục tiêu theo dõi chất lượng môi trường, kịp thời cảnh báo khi có dấu hiệu ô nhiễm. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và phát triển KT-XH địa phương.
Bài viết cùng chuyên mục
- Đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp
- Hấp dẫn Khu kinh tế ven biển Quảng Yên
- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường ven sông
- Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh
- Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025
- Hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển liên kết vùng
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024