CHI PHÍ LOGISTICS THÁCH THỨC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
Chi phí logistcis được xem là thách thức lớn nhất, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm nay.
Đây là chia sẻ của hầu hết các doanh nghiệp tại buổi hội thảo "Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu". Chương trình do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Sở Công thương TP Hồ Chí Minh phối hợp nhằm tìm các giải pháp hỗ trợ xuất nhập khẩu, cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá cước 1 container vận tải đi từ châu Á sang Mỹ tăng gấp nhiều lần so với trước. Các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm thừa nhận, giá thành sản phẩm cũng bị tác động lớn từ yếu tố này mặc dù các doanh nghiệp có lợi thế tốt từ nhiều hiệp định thương mại đã ký.
"Chi phí logistics và một số chi phí khác tăng cao khiến nguồn nguyên liệu đầu vào tăng 30-40% và thậm chí 50%. Chúng tôi cũng hy vọng rằng khi dịch toàn cầu giảm thì các nguyên liệu và chi phí sẽ giảm giúp đưa về mặt bằng giá tương đối", bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP Hồ Chí Minh
Tuy có sự tăng trưởng rất tốt từ các thị trường trong năm ngoái, song các doanh nghiệp chế biến gỗ cũng cho rằng chi phí logistics thực sự là thách thức lớn trong năm nay.
Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh cho biết giá logistics rất cao. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng dài hạn.
Về giải pháp, ông Huỳnh Văn Cường - Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP. Hồ Chí Minh đề xuất tăng kết nối giao thông thủy nội địa, đặc biệt từ các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam Bộ đến các trung tâm logistics lớn như TP Hồ Chí Minh, các cảng biển, qua đó góp phần làm giảm chi phí chung trong hoạt động logistics.
Đại diện các doanh nghiệp logistics cũng thẳng thắn thừa nhận các công ty logistics Việt Nam mới chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản. Ngoài hạn chế về tiềm lực và kinh nghiệm, có một vấn đề cốt lõi 65%-73% hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu được thực hiện bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hầu hết các gói logistics đều được chỉ định từ các gói thầu quốc tế và vì vậy "miếng bánh" còn lại chỉ là một phần nhỏ trong chuỗi cung ứng. Vì vậy về dài hạn, Hiệp hội Logistics cũng đề xuất cần tạo cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp Việt Nam dẫn dắt thị trường.
Nguồn: Sưu tầm
Bài viết cùng chuyên mục
- Từ ngày 1/11/2024, Quảng Ninh chính thức có 5 thành phố
- Phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Sớm khôi phục hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Quảng Yên
- TP Hạ Long: Quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng
- Tạo cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp
- Móng Cái: Hơn 1,3 triệu tấn hàng hóa XNK qua các cửa khẩu, lối mở trong 9 tháng đầu năm 2024
- Chủ tịch UBND tỉnh tiếp nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc tìm hiểu đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh
- “Nước rút” đón 3 triệu khách quốc tế
- Nhanh chóng khôi phục hạ tầng giao thông bị hư hỏng
- UBND tỉnh làm việc với Agribank, bàn giải pháp hỗ trợ khách hàng