Cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam
Câu chuyện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất được ví như cơn bão vĩ mô, vừa mang lại cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nhưng đồng thời cũng đem đến những thách thức.
Chủ tịch FED, ông Jerome Powell. Đồ họa: Minh Bảo
Tuần trước, FED thông báo cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản. Khi đồng USD giảm giá, áp lực mất giá của đồng VND sẽ giảm bớt. Thời gian vừa qua, NHNN cũng giảm dần việc bơm tiền qua kênh OMO nghiệp vụ thị trường mở, điều này cho thấy lượng thanh khoản đang trở nên dồi dào hơn trước, từ đó tác động nhanh chóng lên lãi suất liên ngân hàng, khiến lãi suất các kỳ hạn sụt giảm nhanh chóng so với thời điểm trước.
So với thời điểm lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tăng mạnh gần chạm ngưỡng 5% hôm 5.9, đến ngày 19.9, lãi suất liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm chỉ còn 3,28%/năm; tại kỳ hạn 1 tuần là 3,47%/năm; tại kỳ hạn 2 tuần là 3,58%/năm; các kỳ hạn từ 1-9 tháng, dao động từ 3,72 - 4,5%/năm.
Trong bối cảnh tỉ giá đồng USD đồng loạt giảm sâu ở nhiều thị trường sau cuộc họp của FED, Kho bạc Nhà nước đang tích cực mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng USD NHNN đã bán ra, đồng thời hỗ trợ thêm thanh khoản cho hệ thống.
Theo báo cáo nhận định mới nhất từ VinaCapital, việc cắt giảm lãi suất lần này của FED là con dao hai lưỡi đối với kinh tế Việt Nam. Tuy đồng Việt Nam có thể bớt được áp lực nhưng khi nền kinh tế Mỹ chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Theo nhóm phân tích, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang Mỹ nói riêng của Việt Nam (tăng gần 30% trong 8 tháng đầu năm 2024) là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay. Vì vậy, nền kinh tế Mỹ chậm lại có khả năng làm giảm nhu cầu tiêu dùng của Mỹ đối với các sản phẩm "Made in Vietnam" như máy tính xách tay, điện thoại di động và các hàng hóa khác.
Ông Trần Ngọc Báu - Nhà sáng lập Wigroup đánh giá, áp lực tỉ giá sẽ không còn là yếu tố cản đường nhưng tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố bên ngoài như xuất khẩu, đầu tư FDI trong khi các yếu tố nội tại như sức khỏe của doanh nghiệp, cầu tiêu dùng còn yếu.
Do đó, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế chậm lại, chúng ta cần phải nhanh chóng thúc đẩy các yếu tố nội tại để giúp GPD tăng trưởng tốt năm nay và nhất là năm 2025.
VinaCapital cho rằng, may mắn hiện tại, Chính phủ đang có nhiều công cụ trợ lực, có thể sử dụng để thúc đẩy nền kinh tế, chẳng hạn như tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sự phục hồi của lĩnh vực bất động sản.
Theo các thông tin của VinaCapital, có khả năng khối lượng giao dịch bất động sản tại Việt Nam sẽ tăng tới 35% so với cùng kỳ năm trước trong 9 tháng đầu năm 2024. Tập trung vào hai lĩnh vực này sẽ trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế, và một thị trường bất động sản sôi động hơn chắc chắn sẽ cải thiện tâm lý tiêu dùng và chi tiêu của người dân, vốn có phần bị trầm lắng trong năm 2024.
Theo laodong.vn
Bài viết cùng chuyên mục
- Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024
- Thúc đẩy phát triển bền vững trong doanh nghiệp
- UBND tỉnh đánh giá tiến độ thực hiện xây dựng các văn bản quy định chi tiết theo Luật Đất đai 2024
- Hội thảo khoa học về các giải pháp phát triển kinh tế số Quảng Ninh
- “Cánh cửa” mới kết nối thị trường khách du lịch Trung Quốc
- Kịch bản tăng trưởng 2025 cần xây dựng ở mức cao hơn để đáp ứng mục tiêu đặt ra