Đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Cẩm Phả
TP Cẩm Phả đã triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2025, trong đó, xác định rõ việc thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phải gắn liền, thực hiện đồng thời và song song với quá trình thực hiện chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ về phát triển thương mại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025, thực hiện Kế hoạch số 116/KH-UBND của UBND tỉnh, TP Cẩm Phả đã chủ động ban hành Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 4/4/2022 về phát triển thương mại điện tử TP Cẩm Phả năm 2022. Trong đó, xác định rõ mục tiêu đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại, ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp kinh doanh từ thương mại điện tử.
Hệ thống bán hàng Winmart Cẩm Phả là một trong những đơn vị tiên phong khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đinh Ngọc Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, nhấn mạnh: “Việc triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt là một nhiệm vụ trọng tâm của thành phố trong công cuộc chuyển đổi số”. Cũng theo ông Chiến, thành phố đã yêu cầu các phòng, ban, đơn vị, phường, xã, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng kế hoạch thực hiện thành công các hoạt động thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng chủ trương của Chính phủ, của tỉnh và thành phố. Thành phố đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên các website, cổng thông tin điện tử của thành phố, trên hệ thống loa truyền thanh…; thực hiện thí điểm tại phường, xã các mô hình thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó góp phần xây dựng xã hội không tiền mặt, văn minh, hiện đại.
Các đơn vị Phòng VH-TT và Trung tâm TT-VH thành phố tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của đơn vị và loa truyền thanh của các phường, xã để nâng cao nhận thức của CBCCVC và các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn về thương mại điện tử; thúc đẩy, áp dụng ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm trên địa bàn. Đã có 1.000 lượt tuyên truyền bằng xe lưu động và loa phát thanh của 16 phường, xã và treo hơn 300 băng zon, pano, áp phích và tổ chức nhiều chương trình văn nghệ, hội thi..., về chương trình chuyển đổi số.
Các đơn vị chức năng của thành phố cũng đã triển khai hướng dẫn, giới thiệu, tập huấn phổ cập kỹ năng chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông trên nền tảng trực tuyến mở đại trà Onetouch (MOOCs) tới 174 tổ công nghệ số cộng đồng và cán bộ phụ trách chuyển đổi số của 16 phường, xã. Trong đó có các tài liệu liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt của Mobifone Money, VNPT Money, Viettel Money..., nhằm góp phần thúc đẩy các giao dịch thương mại điện tử.
Bài viết cùng chuyên mục
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024
- Thúc đẩy phát triển bền vững trong doanh nghiệp
- UBND tỉnh đánh giá tiến độ thực hiện xây dựng các văn bản quy định chi tiết theo Luật Đất đai 2024
- Hội thảo khoa học về các giải pháp phát triển kinh tế số Quảng Ninh
- “Cánh cửa” mới kết nối thị trường khách du lịch Trung Quốc
- Kịch bản tăng trưởng 2025 cần xây dựng ở mức cao hơn để đáp ứng mục tiêu đặt ra
- Sớm triển khai cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 330