Đẩy nhanh chuyển đổi số ngành nông nghiệp
Quang cảnh hội nghị.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022, ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng công nghệ cao, chú trọng nông nghiệp thông minh, tăng tỷ trọng nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Theo đó, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh, minh bạch, chính xác, an toàn vệ sinh thực phẩm. Mục tiêu là nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng, đa giá trị và bền vững.
Thời gian qua, bộ đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn về cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia cho các chuyên ngành, tạo tiền đề quan trọng cho chuyển đổi số ở các ngành và địa phương. Nhiều ngành đã xây dựng cơ sở dữ liệu và có ứng dụng số hiệu quả như quản lý đánh bắt thủy sản, cảnh báo thiên tai; quản lý vận hành công trình thủy lợi… Nhiều doanh nghiệp công nghệ đã tham gia mạnh mẽ vào xây dựng, ứng dụng số cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ internet vạn vật (IoT).
Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng chuyển đổi số trong nông nghiệp là cần thiết với tất cả các địa phương. Trong đó, các vấn đề cụ thể là: Xây dựng hạ tầng số (hệ thống kết nối, trang thiết bị, trung tâm điều hành); Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành (bao gồm phân hệ dữ liệu dùng chung và các phân hệ chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, đê điều, khối văn phòng sở...); Xây dựng các ứng dụng số phục vụ công tác điều hành tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bao gồm: trang web; phần mềm lập báo cáo hiện trạng và xây dựng kế hoạch; phần mềm dự báo các chỉ số và thiên tai dịch bệnh; phần mềm cấp và quản lý giấy phép, mã số vùng trồng; phần mềm quan trắc mực nước, lưu lượng, chất lượng nước và vận hành hệ thống công trình thủy lợi; phần mềm điều hành phòng, chống thiên tai trực tuyến; Xây dựng hệ thống IoT quan trắc dữ liệu nông nghiệp tỉnh. Ngoài ra, còn hoàn thiện và số hóa các quy định, quy trình kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm: Các quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến ngành trồng trọt; phòng trừ sâu bệnh cây trồng; sản xuất, giết mổ, chế biến ngành chăn nuôi; thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; Xây dựng các ứng dụng số quản lý vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp và hỗ trợ sản xuất, quản lý sản phẩm và kết nối thị trường nông sản cho người dân và doanh nghiệp, như: Hệ thống Blockchain truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp; App sổ tay điện tử nông nghiệp… Đồng thời chú trọng công tác đào tạo, tập huấn cho người dân và cán bộ, tạo nguồn nhân lực cho triển khai vận hành và ứng dụng chuyển đổi số.
Để thực hiện tốt các công việc đó, các đại biểu cũng kiến nghị thời gian tới, các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng khung dữ liệu chung của toàn ngành nông nghiệp; Xem xét đầu tư xây dựng sàn giao dịch nông nghiệp (nông sản; giống; vật tư nông nghiệp…) để kết nối giao thương nông sản trong nước và quốc tế; Các cơ quan chuyên môn rà soát, bổ sung hoàn chỉnh và số hóa các quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn cấp mã vùng trồng; cấp giấy phép và chứng nhận chất lượng nông sản…
Bài viết cùng chuyên mục
- Đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp
- Hấp dẫn Khu kinh tế ven biển Quảng Yên
- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường ven sông
- Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh
- Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025
- Hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển liên kết vùng
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024