Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí hoàn thành mục tiêu tỉnh Nông thôn mới năm 2022
Đồng chí Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Năm 2021, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân, chuyển từ lượng sang chất với phương châm: Từ nhà ra ngõ, từ thôn lên xã, huyện. Vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong việc bàn và quyết định các nội dung nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được phát huy.
Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Đầm Hà, Hải Hà được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn tỉnh phát triển mới 70 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm toàn tỉnh là 477 sản phẩm, trong đó 224 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.
Phát huy vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ tiếp tục được triển khai hiệu quả nhằm đảm bảo mục tiêu tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm trong năm 2022.
Đối với các địa phương, trong năm 2022, TP Hạ Long sẽ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; các huyện: Vân Đồn, Ba Chẽ, Bình Liêu đạt chuẩn nông thôn mới; huyện: Tiên Yên, Đầm Hà đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Hải Hà, Cô Tô nâng chất tiêu chí đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; TP Móng Cái, TP Cẩm Phả, TP Uông Bí, TX Đông Triều, TX Quảng Yên phải nâng chất tiêu chí đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Đồng chí Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2021.
Toàn tỉnh phấn đấu có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, phát triển mới ít nhất 50 sản phẩm OCOP trở lên.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình liên tục, lâu dài, xuyên suốt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Năm 2022 là năm tỉnh đặt ra nhiệm vụ hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đặt ra, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thành đề nghị các sở, ngành liên quan cần đề ra các giải pháp hoàn thành từng chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án để hoàn thành các tiêu chí để tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trước 30/4/2022.
Các địa phương cần linh hoạt, cụ thể, đồng bộ trong cách thức triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trên cơ sở thực tiễn địa phương. Cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo đảm bảo cả hệ thống chính trị tham gia đồng bộ; từ mục tiêu đề ra giải pháp cụ thể, gắn liền với kiểm tra, giám sát; sử dụng nguồn lực hiệu quả, trong đó nguồn lực xã hội là quan trọng
Đồng chí cũng đề nghị các địa phương rà soát lại, kiện toàn, củng cố ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công cho từng cơ quan, đơn vị; quan tâm đến vấn đề dân chủ cơ sở để huy động người dân vào cuộc; sớm triển khai giải pháp cụ thể trên cơ sở tiêu chí chấm điểm.
Nhân dịp này, các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2021 đã được trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh.
Bài viết cùng chuyên mục
- Đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp
- Hấp dẫn Khu kinh tế ven biển Quảng Yên
- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường ven sông
- Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh
- Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025
- Hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển liên kết vùng
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024