Doanh nghiệp FDI tin tưởng đầu tư vào Việt Nam
Tại Việt Nam, do tác động của đại dịch, một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất. Tuy nhiên, số lượng các dự án FDI quy mô trên 50 triệu USD vẫn duy trì tăng mạnh.
Tính chung vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng qua vẫn đạt hơn 22 tỷ USD, tức tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều địa phương có nguồn vốn đầu tư FDI cao đang đồng hành với các doanh nghiệp bằng các chính sách từ sản xuất, duy trì nguồn lao động cũng như hạn chế thấp nhất đứt gãy chuỗi cung cầu vật tư, nguyên liệu hàng hóa.
Tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, khi dịch bệnh còn căng thẳng, dự án sản xuất cà phê của Nestle Việt Nam vẫn tăng vốn thêm 132 triệu USD. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành trong 2 năm với công suất nâng lên gấp đôi.
Còn tại Bắc Ninh, nhà đầu tư Samsung vẫn đang giải ngân hàng trăm triệu USD vốn bổ sung. Thu hút FDI của tỉnh đến thời điểm này đạt trên 650 triệu USD, gấp 1,5 lần năm 2020 và tự tin với mục tiêu thu hút FDI trên 2 tỷ USD trong cả năm nay.
"Chúng tôi vẫn đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển quy mô hơn 220 triệu USD cho 6 nhà máy và đa dạng hoá các hạng mục sản xuất. Chúng tôi không thay đổi chiến lược đầu tư vào Việt Nam. Đây sẽ là cứ điểm nghiên cứu và phát chiến lược, không chỉ là dây chuyền sản xuất", ông Choi Joo Hoo - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho hay.
Doanh nghiệp FDI vẫn tin tưởng đầu tư vào Việt Nam.
Theo Ngân hàng Thế giới, kết quả thời gian qua đã chứng tỏ được sự vững vàng của dòng vốn FDI vào Việt Nam so với các quốc gia khác. Tuy nhiên về lâu dài doanh nghiệp chỉ có thể dồn sức cho sản xuất khi an tâm với những cơ chế rõ ràng, cụ thể.
Ông Alexander Goetz - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi hy vọng sẽ có một kế hoạch rõ ràng và thống nhất để chúng tôi có thể xây dựng kế hoạch cụ thể, tiếp cận các nhà cung ứng đầu vào, dịch vụ logistics, từ đó trở lại trạng thái sản xuất và kinh doanh bình thường".
Vốn đăng ký đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ, quy mô của dự án FDI tăng lên, qua đó cho thấy tính hiệu quả trong giải pháp đồng hành, hỗ trợ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt trong thời gian qua để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI. Ở chiều ngược lại cũng cho thấy sự tin tưởng, gắn kết của nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam.
Bài viết cùng chuyên mục
- Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024
- Thúc đẩy phát triển bền vững trong doanh nghiệp
- UBND tỉnh đánh giá tiến độ thực hiện xây dựng các văn bản quy định chi tiết theo Luật Đất đai 2024
- Hội thảo khoa học về các giải pháp phát triển kinh tế số Quảng Ninh
- “Cánh cửa” mới kết nối thị trường khách du lịch Trung Quốc
- Kịch bản tăng trưởng 2025 cần xây dựng ở mức cao hơn để đáp ứng mục tiêu đặt ra