Doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Khi được hỏi về phương hướng triển khai kinh doanh trong 1-2 năm tới, có 56,7% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam trả lời sẽ "mở rộng".
Thông tin trên là khảo sát mới công bố của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JETRO). Con số này cho thấy sự quan tâm và kỳ vọng vào thị trường. Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang tăng cường đầu tư tại Việt Nam.
Công ty TNHH Yakult Việt Nam có mặt tại Việt Nam từ năm 2007. Năm nay đánh dấu cột mốc đáng nhớ của doanh nghiệp khi đạt doanh số 1 triệu chai 1 ngày. Nhận thấy, sự phát triển kinh tế và tăng trưởng của thị trường tạo thuận lợi cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, doanh nghiệp mong muốn mở rộng hoạt động trong thời gian tới.
Ông Toshihiko Haramoto - Tổng giám đốc Công ty TNHH Yakult Việt Nam cho biết: "Năm 2007, tại Việt Nam, các bệnh về tiêu hoá, truyền nhiễm còn nhiều hơn bây giờ, nên với sứ mệnh mong muốn bảo vệ sức khỏe của mọi người, chúng tôi đã lựa chọn Việt Nam là nơi phát triển. Mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là tăng gấp đôi doanh số, đạt 2 triệu chai 1 ngày".
Kinh tế vĩ mô ổn định, nguồn nhân lực dồi dào và có khả năng học hỏi là những thế mạnh của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Công ty công nghệ tài chính Money Forward cung cấp nền tảng quản lý tài chính đã có trụ sở tại Việt Nam từ năm 2015, tuy nhiên chỉ là nơi để hơn 200 kỹ sư công nghệ người Việt, thiết kế, phát triển sản phẩm cho thị trường Nhật Bản. Tới đây, doanh nghiệp sẽ lấn sân sang thị trường Việt Nam.
Bà Nana Nagai - Tổng giám đốc Công ty công nghệ tài chính Money Forward Việt Nam cho biết: "Chúng tôi sẽ đầu tư và phát triển các dịch vụ của mình tại Việt Nam bao gồm cả quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Chúng tôi đang tìm kiếm các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng trong lĩnh vực fintech của Việt Nam để đầu tư và hợp tác".
Kinh tế vĩ mô ổn định, nguồn nhân lực dồi dào và có khả năng học hỏi là những thế mạnh của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Nakajima Takeo - Trưởng đại diện JETRO Hà Nội đánh giá: "Việt Nam có những tiềm năng rất lớn, nhiều kỹ sư có trình độ chuyên môn tốt, các tài năng trẻ. Cùng với đó là dân số 100 triệu người là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Nhật Bản".
Trong 11 tháng qua, Nhật Bản là nguồn FDI lớn thứ 5, đạt 3,1 tỷ USD. Con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên, bởi lẽ Nhật Bản vốn thường nằm trong top 3 các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam.
Theo vtv.vn
Bài viết cùng chuyên mục
- Hội nghị chuyên đề toàn quốc “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến”
- Tỉnh Quảng Ninh tập huấn nghiệp vụ xúc tiến đầu tư năm 2024
- Sớm xây dựng cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Doanh nghiệp ngành logistics trước áp lực “xanh hóa”
- Năm 2024 phải là năm bứt phá về giải ngân vốn đầu tư công
- Doanh nghiệp ngoại tăng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam
- Hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp - Động lực thu hút đầu tư
- Thu hút vốn FDI vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ: Làm sao hiệu quả?
- Áp lực giải ngân đầu tư công ngành giao thông
- Bình Liêu: Tập trung nâng cấp hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu