HÀ LAN VÀ VIỆT NAM HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, bền vững, mục tiêu này được De Heus xác định khi bước chân vào thị trường Việt Nam.
Với mục tiêu này, De Heus, Hà Lan đã hợp tác với tập đoàn Hùng Nhơn mở rộng và phát triển mạng lưới chuỗi các tổ hợp khu Nông nghiệp công nghệ cao tại Đak Lak, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Tây Ninh, và khu vực Đồng Nam Bộ, Tây Nam. Điều này nhằm giúp hai bên hoàn thiện chuỗi sản xuất, cung ứng chăn nuôi heo khép kín giá trị cao, mang đến cho người chăn nuôi Việt Nam nguồn con giống có di truyền khỏe, sạch bệnh, năng suất, phù hợp với Định hướng phát triển Kinh tế Nông nghiệp áp dụng công nghệ 4.0 đang được Chính phủ và các bộ ngành quan tâm.
Trước đó, tháng 9/2020 hai bên lần đầu hợp tác phát triển dự án "Tổ hợp Khu nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao DHN Đắk Lắk" với tổng vốn đầu tư cho dự án này là 66 triệu USD, tương đương 1.500 tỷ đồng, thực hiện đến năm 2025. Đây cũng là một trong những dự án chăn nuôi heo lớn nhất Tây Nguyên hiện nay. Tổ hợp có quy mô sử dụng đất khoảng 200ha theo chuỗi khép kín bao gồm: chọn lọc, sản xuất heo giống - gà giống; nhà máy giết mổ heo tự động; sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ; sản xuất phân bón hữu cơ và thương mại các sản phẩm chăn nuôi có chất lượng hàng đầu Việt Nam và hướng tới xuất khẩu ra khu vực Đông Nam Á.
Trong đó, dự án trang trại heo giống cao sản Đắk Lắk có công suất chăn nuôi 2.500 con heo cụ kỵ và ông bà. Tất cả được chọn lựa kỹ càng để bảo đảm nguồn gen tốt. Dự án sẽ tạo ra nguồn cung cấp heo giống chất lượng cao cho khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với công suất chăn nuôi 2.500 con heo cụ kỵ và ông bà, cung cấp cho thị trường khoảng 25.000 con heo bố mẹ và heo hậu bị.
Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk.
Toàn bộ quy trình chăn nuôi tại dự án được ứng dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống trang trại của dự án sẽ được vận hành và giám sát theo công nghệ 4.0, trang thiết bị hiện đại cho trang trại, cùng với việc phát triển máy móc và công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc, và cải thiện chất lượng thịt sạch, đồng thời giảm tiêu thụ năng lượng cũng như chi phí vận hành, mang lại sự ổn định và vững bền cho trang trại.
Hà Lan và Việt Nam là hai quốc gia có truyền thống sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế phát triển dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, cách để Hà Lan trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn thứ hai thế giới khi xây dựng được nền nông nghiệp công nghệ cao đang là kinh nghiệm cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Hà Lan, mặc dù là một quốc gia có diện tích đất tự nhiên nhỏ, đất dành cho nông nghiệp hạn chế, nhưng lại là quốc gia được ví như "đang nuôi cả thế giới". Người Hà Lan tự tìm tòi khám phá, biết tận dụng nguồn lực và thị trường thế giới để không ngừng đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng tối ưu hoá, tạo ra những thành tựu về nông nghiệp.
Lãnh đạo De Heus và Hùng Nhơn cùng đoàn Đại sứ quán Hà Lan thăm và làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chiều 4/5.
Cách Hà Lan trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn thứ hai thế giới dù có diện tích nhỏ hơn Việt Nam là minh chứng rõ ràng, tài nguyên thiên nhiên không phải thách thức lớn nhất với ngành nông nghiệp mà cần một chiến lược quy hoạch hợp lý, áp dụng khoa học công nghệ để tăng gia sản xuất.
Với nền nông nghiệp phát triển vào top hàng đầu thế giới, Hà Lan cũng là cái nôi của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp có bề dầy về triết lý kinh doanh và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có tập đoàn De Heus. Kể từ khi thành lập đến nay, với hơn 100 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp tiên tiến về thức ăn chăn nuôi và dinh dưỡng động vật, hiện De Heus đã sở hữu hơn 90 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn cầu, sản phẩm có mặt tại hơn 75 quốc gia, vùng lãnh thổ và là một trong Top 15 tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất trên toàn thế giới.
Có mặt tại Việt Nam từ cuối năm 2008, đến nay, De Heus sở hữu 22 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và một nhà máy premix, được trang bị dây chuyền công nghệ tự động hóa tiên tiến hàng đầu được giám sát vận hành sản xuất bởi các chuyên gia quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 22000 và tiêu chuẩn Global G.A.P. Sau hơn một thập kỷ dựng xây và khẳng định vị trí thương hiệu, De Heus hiện là một trong những công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi cho thị trường độc lập lớn nhất cả nước.
Bài viết cùng chuyên mục
- Đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp
- Hấp dẫn Khu kinh tế ven biển Quảng Yên
- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường ven sông
- Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh
- Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025
- Hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển liên kết vùng
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024