Hiệu quả từ các chính sách huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp
Hiệu quả từ các chính sách huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệpTrong những năm trở lại đây, Trung ương và tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, tạo hành lang pháp lý huy động tối đa mọi nguồn lực, đưa ngành Nông nghiệp chuyển dịch nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất.
Giai đoạn 2017-2020, Quảng Ninh đã phê duyệt và triển khai thực hiện 2.349 dự án với tổng kinh phí lên đến 632,1 tỷ đồng. Trong đó, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất; hạ tầng vùng sản xuất tập trung; thành lập mới HTX, tổ hợp tác; đầu tư phát triển khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại… Riêng trong năm 2020, tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, giải phóng mặt bằng, tạo vùng nguyên liệu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất... Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn chú trọng xây dựng, phát triển theo chuỗi chế biến, để nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho nông dân. Hiện toàn tỉnh có 54 cơ sở chế biến chè, 50 cơ sở chế biến miến dong, 92 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản, 531 cơ sở chế biến lâm sản và một số cơ sở sơ chế, chế biến lúa gạo của các hộ gia đình. Thông qua việc đầu tư, ứng dụng KHCN, giá trị nông sản đã nâng lên rõ rệt. Nhiều nông sản, nhất là sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng đứng vững, vươn ra các thị trường lớn nhờ đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chế biến, bảo quản. Điển hình như các sản phẩm: Trà hoa vàng của Công ty CP Lâm sản Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ); ruốc hàu, ruốc tôm của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thủy sản Quảng Ninh (huyện Vân Đồn); rau củ quả đóng gói, hành sấy khô, bột sắn của HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong (TX Đông Triều)... Năm 2020, từ nguồn vốn ODA, toàn tỉnh đã tập trung đầu tư sửa chữa, nâng cấp 11 hồ chứa nước với tổng kinh phí là 1.166 tỷ đồng. Các địa phương đã chú trọng sửa chữa, đầu tư các công trình thủy lợi trọng điểm, thực hiện kiên cố hóa trên 81km kênh mương. Trong lĩnh vực thủy sản, các cơ sở sản xuất giống từng bước được đầu tư, xây dựng. Bình quân mỗi năm cung ứng giống thủy sản trên 1 tỷ con, đáp ứng 30% so với nhu cầu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 18 cơ sở; một số cơ sở được đầu tư, sản xuất giống, nuôi thương phẩm và chế biến thức ăn cho tôm sử dụng công nghệ cao với quy mô lớn như: Tập đoàn NG Việt Nam, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển sản xuất Hạ Long (BIM), Công ty Minh Hàn, Công ty CP Thủy sản Tân An… tập trung ở Quảng Yên, Cẩm Phả, Vân Đồn. Đặc biệt, tỉnh đã thu hút Tập đoàn Việt - Úc đầu tư khu sản xuất giống tôm và nuôi tôm thương phẩm công nghệ siêu thâm canh, dự án có khả năng cung cấp mỗi năm 8 tỷ con tôm giống chất lượng, phục vụ nhu cầu sản xuất của tỉnh Quảng Ninh và khu vực phía Bắc. |
Bài viết cùng chuyên mục
- Thúc đẩy kinh tế xanh bền vững
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư làm việc với Tổ chức liên chính phủ UnASDG tại Việt Nam, Quỹ đầu tư Alpstein Ventures AG (Thụy Sĩ) và Công ty CP đầu tư Thái An Holding về tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
- Xúc tiến thu hút du khách Trung Quốc
- Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư
- Tăng cường trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công
- Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
- Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam
- Huyện Hải Hà: Chuyển động từ thu hút đầu tư
- Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam