HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
Trong quý I/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.
Nghị quyết 02/NQ-CP đặt mục tiêu Tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh. Theo đó, Nghị quyết lựa chọn mục tiêu, nội dung, giải pháp và nhiệm vụ dựa trên ba nguyên tắc: Tư duy cải cách theo chuẩn mực quốc tế; xác định các tiêu chí cụ thể dựa trên các bảng xếp hạng uy tín trên thế giới; giao nhiệm vụ có tính bắt buộc với thời hạn cụ thể và thiết lập kỷ cương trong triển khai. Nghị quyết được thiết kế tổng thể với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho giai đoạn 5 năm và lựa chọn một số vấn đề, nội dung trọng tâm cải cách cho năm 2022. Tại hội nghị, đại diện các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cũng trao đổi về kết quả, chia sẻ kinh nghiệm cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh thời gian qua; thảo luận về cách thức triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP và đề xuất các giải pháp liên quan.
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 02/NQ-CP, UBND tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 19/1/2022. Mục tiêu tỉnh đặt ra là năm 2022 tiếp tục giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về PCI và DDCI; đồng thời đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bám sát các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và giao trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ngành và các địa phương thực hiện. Trong đó, tập trung vào các nội dung cơ bản, gồm: Tiếp tục cải cách quyết liệt, thực chất và hiệu quả thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch; thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch trung, dài hạn với mục tiêu rõ ràng, lộ trình cụ thể để tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu có tính chất nền tảng... |
Bài viết cùng chuyên mục
- Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI: Xuất hiện nhiều "ngôi sao cải cách" mới
- Công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2024
- Thúc đẩy các dự án, động lực cho tăng trưởng
- TP Hạ Long: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng các xã vùng cao
- Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 14,32% kế hoạch
- Hạ tầng giao thông đi trước để phát triển vùng khó
- Hội nghị phân tích kết quả khảo sát Đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp sở, cấp huyện và cấp xã năm 2024 (DTI) của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư
- Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư trong KCN Sông Khoai
- Động thổ Dự án Cụm công nghiệp Đầm Hà B
- TP Đông Triều: Chủ động xúc tiến đầu tư, tạo đà bứt phá phát triển