Kinh doanh tại Việt Nam
Ông cho biết thêm, tiến triển hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm nêu tại Hội nghị cấp cao sẽ giúp điều chỉnh môi trường kinh doanh và nâng cao vai trò của khu vực tư nhân, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy thịnh vượng ở Việt Nam.
Giám đốc cấp cao khu vực Đông Nam Á của AmCham John Goyer nhấn mạnh, các hiệp hội doanh nghiệp của hai bên có trách nhiệm nâng tầm quan hệ kinh tế bền chặt lên một tầm cao mới và chung tay cùng Chính phủ hai nước vượt qua những thách thức hiện có.
Hội nghị Cấp cao Doanh nghiệp Hoa Kỳ - Việt Nam 2023 tập trung hơn vào các ưu tiên phát triển của Việt Nam, bao gồm xóa bỏ rào cản huy động nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và tái tạo, tăng cường đầu tư bền vững.
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam, trong khi Việt Nam trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ.
Gần 30 năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại song phương tăng gấp 300 lần lên 124 tỷ USD, đưa Mỹ trở thành nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Mỹ đang bơm 11,8 tỷ USD vào 1.306 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, đứng thứ 11 trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào quốc gia Đông Nam Á này.
sưu tầm
Bài viết cùng chuyên mục
- Đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp
- Hấp dẫn Khu kinh tế ven biển Quảng Yên
- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường ven sông
- Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh
- Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025
- Hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển liên kết vùng
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024