Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu, cụm công nghiệp
“Trong quá trình phát triển, tỉnh Bình Dương nhận thấy các cơ chế chính sách trong quản lý, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng… vẫn chưa được cập nhật, hoàn thiện một cách đồng bộ, ảnh hưởng đến quá trình quản lý, phát triển các khu, cụm công nghiệp, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.
Về tính pháp lý, quy định khung đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp chỉ mới dừng lại ở cấp Nghị định.
Về việc chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nghị định chuyên ngành về cụm công nghiệp chưa thống nhất trong việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và chưa quy định rõ thời gian dừng tiếp nhận đề nghị làm chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, theo quy định, các chuyên gia, người lao động nước ngoài được tạm trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp. Việc này làm cho người lao động nước ngoài tạm trú tại các khu công nghiệp ngày càng nhiều dẫn đến việc quản lý hành chính về trật tự và an ninh chính trị có nhiều phức tạp.
Về việc phối hợp trong quản lý nhà nước đối với khu, cụm công nghiệp, hiện vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết về việc phân cấp, ủy quyền trong việc thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính.
Về phát triển mô hình mới, việc triển khai xây dựng nền kinh tế tuần hoàn gặp nhiều khó khăn, chưa có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn tiêu biểu, hiệu quả; chưa có chính sách, hướng dẫn, tiêu chí cũng như phương thức đánh giá việc thu hút đầu tư có chọn lọc hay việc di dời các doanh nghiệp ra khỏi khu dân cư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp…
Những tồn tại, khó khăn này ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi, triển khai công tác quản lý, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại địa phương. Đối với các quy định không rõ ràng về chấp thuận chủ trương và chấp thuận nhà đầu tư, nguồn gốc đất, xác định giá đất, nghĩa vụ tài chính… sẽ gây hậu quả pháp lý liên quan đến thất thoát ngân sách nhà nước. Đây là một trong những vấn đề mà cơ quan kiểm ra, thanh tra, kiểm toán, điều tra đều có quan điểm và cách áp dụng khác nhau và khác với địa phương trong quá trình điều hành.
Đối với các vướng mắc liên quan đến khung pháp lý, chính sách ưu đãi đầu tư và thúc đẩy các mô hình khu, cụm công nghiệp tiên tiến, hiện đại, tỉnh Bình Dương kiến nghị Trung ương nhanh chóng thể chế hóa các quy định quản lý, phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp để có giá trị pháp lý tương đương và tạo ra sự đồng bộ trong quá trình áp dụng pháp luật trên các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai… nhằm tích cực tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi”.
Sưu tầm
Bài viết cùng chuyên mục
- Thúc đẩy kinh tế xanh bền vững
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư làm việc với Tổ chức liên chính phủ UnASDG tại Việt Nam, Quỹ đầu tư Alpstein Ventures AG (Thụy Sĩ) và Công ty CP đầu tư Thái An Holding về tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
- Xúc tiến thu hút du khách Trung Quốc
- Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư
- Tăng cường trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công
- Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
- Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam
- Huyện Hải Hà: Chuyển động từ thu hút đầu tư
- Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam