Ngành Nông nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhiều nông dân đã thực hiện số hóa với các cánh đồng, khu sản xuất, tạo giá trị gia tăng và tính minh bạch của sản phẩm.
Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại 188 (TX Đông Triều) ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau sạch.
Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu của các ngành, các lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Hiện nhiều người dân, doanh nghiệp, HTX đã nắm bắt cơ hội về chuyển đổi số, không chỉ tập trung chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, mà còn chủ động đề xuất và phối hợp hiệu quả với đơn vị chức năng trong việc cấp mã số vùng trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cấp mã vạch cho sản phẩm.
Người nông dân đã đưa các sản phẩm chất lượng cao lên các sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Shopee. Từ việc chuẩn hóa quy trình sản xuất, quy trình thương mại, mã hóa thông số..., hầu như tất cả các nông sản của tỉnh có ưu thế trên thị trường được hệ thống phân phối uy tín trong nước đón nhận, người tiêu dùng ưa chuộng.
Nhiều hộ chăn nuôi của huyện còn áp dụng công nghệ số bằng việc trang bị hệ thống camera giám sát chuồng, trại. Từ đó giảm sức lao động và chi phí trong sản xuất. Trên địa bàn huyện Tiên Yên hiện có trên 400 cơ sở chăn nuôi theo quy mô tập trung; trong đó khoảng 20% cơ sở đã bước đầu áp dụng đổi mới các hình thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bằng cách tích hợp công nghệ kỹ thuật số.
Qua các trang điện tử, ngành Nông nghiệp tỉnh đã cung cấp thông tin 456 sản phẩm tham gia chương trình OCOP của 13/13 địa phương với các siêu thị, chợ, 27 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, 5 sàn giao dịch thương mại điện tử; phối hợp hỗ trợ đưa thông tin cho 418 doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh niêm yết và giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử.
Việc chuyển đổi số toàn diện trong nông nghiệp bước đầu mang lại những kết quả thiết thực. Tuy nhiên, để cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao và bền vững, các đơn vị, doanh nghiệp, HTX, người dân cần đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số, đặc biệt ứng dụng các công nghệ số trong mọi quy trình sản xuất để tạo dựng môi trường sản xuất ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định chỗ đứng trên thị trường.
Baoquangninh.com.vn
Bài viết cùng chuyên mục
- Đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp
- Hấp dẫn Khu kinh tế ven biển Quảng Yên
- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường ven sông
- Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh
- Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025
- Hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển liên kết vùng
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024