Tin tức đầu tư


NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU

11/08/2021

Thực tế nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh phát triển rất phổ biến trên thế giới, nhưng lại khá mới ở Việt Nam. Thời gian qua, theo xu hướng chung trên thế giới, thị trường nhượng quyền trong nước cũng chứng kiến sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nướci. Ông Ngô  Hiệp, chuyên gia kinh tế, cho rằng: "Nhượng quyền thương hiệu "Made in Vietnam" có lẽ mới chỉ là khởi đầu. cuộc chiến giành thị phần trong nhiều lĩnh vực sẽ  ngày càng quyết liệt. Tuy nhiên,nhiều công ty lớn trong nước cũng nhìn ra cơ hội, quyết tâm tham gia sâu vào lĩnh vực nhượng quyền thông hiệu bằng các cuộc mua bán - sáp nhập để tăng sức cạnh tranh".

Hiện nay, tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện những doanh nghiệp khởi nghiệp còn rất trẻ, thương hiệu rất mới nhưng đã nhận được lời đề nghị xin nhượng quyền thương hiệu. Nhiều thương hiệu trong nước cũng vươn lên khá thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường, số lượng cửa hàng tăng lên nhanh chóng dưới hình thức nhượng quyền thương mại. Cùng phát triển theo xu hướng của thế giới  nhiều thương hiệu Việt cũng mở rộng thị trường kinh doanh nhượng quyền không chỉ trong nước mà còn ra nước ngoài. Chẳng hạn trong lĩnh vực đồ uống, Coffee Hightland (Cafe Trung Nguyên) của Tập đoàn Trung Nguyên không những mở rộng và phát triển đạt tới con số ấn tượng cho chuỗi cửa hàng nhượng quyền có tên Cofee Hightland là 1.200 cửa hàng ở cả ở trong và ngoài nước. Trong số các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2016 vừa qua cũng nổi lên nhiều tên tuổi như:  Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), Tập đoàn VinGroup, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen…theo đánh giá của  nhiều chuyên gia hoàn toàn có thể cạnh tranh về thương hiệu với các doanh nghiệp nước ngoài.

Nguồn: Sưu tầm