Phát triển bao trùm để không ai bị bỏ lại phía sau
Với nhiều cách làm sáng tạo, Quảng Ninh đã trở thành điểm sáng cả nước về thực hiện công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân, nhất là nhóm đối tượng yếu thế, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Đặc biệt, quyết sách mang tính đột phá quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 vừa được HĐND tỉnh khoá XIV thông qua tại kỳ họp 13 tiếp tục đánh dấu bước phát triển mới của tỉnh trong thực hiện mục tiêu mỗi người dân Quảng Ninh được hưởng thành quả tăng trưởng bao trùm, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Người uy tín xã Quảng An (huyện Đầm Hà) tuyên truyền chính sách giảm nghèo tới nhân dân. Ảnh: Trung tâm TTVH Đầm Hà
"Trái ngọt" từ chương trình giảm nghèo
Tính đến thời điểm này, Quảng Ninh đã về đích Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trước 3 năm theo tiêu chí của Trung ương. Toàn tỉnh hiện còn 102 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,026% tổng số hộ dân toàn tỉnh; 2.454 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,635% tổng số hộ dân toàn tỉnh. Tỉnh không có huyện nghèo, xã nghèo, có 1 địa phương là TP Hạ Long không còn hộ nghèo, cận nghèo; 3/13 địa phương (Quảng Yên, Cô Tô, Vân Đồn) không còn hộ nghèo; 9/13 địa phương còn lại tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%.
Với tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tỉnh là 0,026% như hiện nay, Quảng Ninh chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, trở thành địa phương về đích sớm nhất cả nước về giảm nghèo.
Kết quả đó là “trái ngọt” của những cách làm sáng tạo, đột phá, quyết tâm, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như thực hiện của tỉnh Quảng Ninh triển khai Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2010-2015, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU - nghị quyết đầu tiên và chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thành lập ban chỉ đạo, cơ quan giúp việc các cấp. Tỉnh ủy và Ban chỉ đạo Chương trình MTQG tỉnh đã ban hành các nghị quyết, quyết định, kế hoạch và nhiều văn bản để chỉ đạo, tổ chức thực hiện; ban hành các cơ chế chính sách huy động phù hợp thực tiễn tại địa phương, đa dạng hóa hình thức huy động, để thu hút nguồn lực đầu tư...
Bài viết cùng chuyên mục
- Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
- Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân
- Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh hợp tác với đối tác Bỉ vì tương lai xanh và bền vững
- Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ninh thăm, làm việc tại Vương quốc Bỉ
- Diễn đàn hợp tác đầu tư thương mại du lịch Quảng Ninh – Nhật Bản 2025
- Đoàn công tác tỉnh Quảng Ninh làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp tại Osaka Nhật Bản
- Đoàn công tác tỉnh Quảng Ninh làm việc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka Nhật Bản
- Khai mạc Tuần lễ Quảng Ninh EXPO 2025 tại Nhật Bản
- Để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng