Quảng Ninh tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững
Tháng 11/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 19-NQ/TU (NQ19) về “Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Trên cơ sở này, các cấp ủy, chính quyền của tỉnh đã có kế hoạch triển khai cụ thể Nghị quyết, mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn. Hội Nông dân tỉnh ra quân trồng rừng gỗ lớn tại khu Pắc Liềng 2, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu.
Xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù với chu kỳ sản xuất dài, Quảng Ninh đã tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ba loại rừng. Hiện diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là 435.125ha, chiếm gần 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó có 370.213ha đất có rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%, cao hơn mức bình quân chung cả nước là 13,05%. Để phát triển lâm nghiệp bền vững, Quảng Ninh tăng cường công tác bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên. Trong hai năm 2020 và 2021, toàn tỉnh đã giao khoán 79.892 lượt ha cho các hộ dân, đơn vị, tổ chức với tổng kinh phí đã cấp 27.421,24 triệu đồng. Trước khi có NQ19, tỉnh có 24.904ha rừng đặc dụng. Sau khi ban hành NQ19, năm 2020, UBND tỉnh đã thành lập thêm Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long; năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui (Tiên Yên), Khu bảo vệ chặt chẽ rừng Trâm đỏ, rừng Trõi nguyên sinh (Cô Tô), rừng Trâm (Vân Đồn), hoàn thành xây dựng Đề án du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng... Tỉnh cũng tăng cường quản lý động vật rừng nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn. Quảng Ninh cũng tập trung sắp xếp các công ty lâm nghiệp, tăng cường giao đất, giao rừng, trồng rừng thay thế, ứng dụng khoa học công nghệ để tạo đột phá, nâng cao giá trị rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, huy động nguồn lực đầu tư phát triển rừng và kinh tế lâm nghiệp... từ đó đưa rừng Quảng Ninh ngày càng phát triển bền vững, vừa góp phần bảo vệ đất đai, khí hậu, nguồn nước... vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người dân trên địa bàn. |
Bài viết cùng chuyên mục
- Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI: Xuất hiện nhiều "ngôi sao cải cách" mới
- Công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2024
- Thúc đẩy các dự án, động lực cho tăng trưởng
- TP Hạ Long: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng các xã vùng cao
- Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 14,32% kế hoạch
- Hạ tầng giao thông đi trước để phát triển vùng khó
- Hội nghị phân tích kết quả khảo sát Đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp sở, cấp huyện và cấp xã năm 2024 (DTI) của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư
- Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư trong KCN Sông Khoai
- Động thổ Dự án Cụm công nghiệp Đầm Hà B
- TP Đông Triều: Chủ động xúc tiến đầu tư, tạo đà bứt phá phát triển