QUYỀN TỰ DO KINH DOANH- BƯỚC TIẾN MỚI CỦA QUYỀN CON NGƯỜI
Trong quyền con người, quyền tự do kinh doanh có những bước tiến mới, cởi mở hơn, đồng thời được cụ thể hóa thông qua các đạo luật.
Kể từ khi quyền con người được đề cập trong bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố ở Quảng trường Ba Đình trong ngày Quốc khánh 2/9/1945, tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người vẫn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, được kế thừa, phát triển trong nhiều bản Hiến pháp của Việt Nam sau này. Trong quyền con người, quyền tự do kinh doanh có những bước tiến mới, cởi mở hơn, đồng thời được cụ thể hóa thông qua các đạo luật.
Quyền con người được cụ thể hóa thành quyền tự do kinh doanh
Quyền con người đã được cụ thể hóa thành các quyền, trong đó lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992. Mặc dù còn hạn chế ở phạm vi quyền tự do kinh doanh khi các chủ thể chỉ được tự do kinh doanh ở những lĩnh vực mà pháp luật cho phép, nhưng so với các quan điểm quản lý kinh tế thời kì trước đó, đây được xem là bước tiến đặc biệt quan trọng trong việc ghi nhận quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 thừa nhận quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của con người. Tiến sỹ Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp, phân tích:
"Khi đã coi tự do kinh doanh là quyền con người cơ bản nghĩa là quyền con người trong đó có quyền tự do kinh doanh được Nhà nước không những công nhận, tôn trọng mà phải bảo vệ, bảo đảm. Tức là ở đây việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền tự do kinh doanh trước hết thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Còn người dân đương nhiên được hưởng quyền tự do kinh doanh đó".
Từ quy định trong Hiến pháp 2013, quyền tự do kinh doanh đã được hiện thực hóa trong hệ thống pháp luật về kinh doanh, nhất là ở các văn bản luật gốc, có tác động lớn đến cộng đồng doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 và sửa đổi, bổ sung năm 2016. Theo đó, quyền tự do kinh doanh đã được tiếp cận theo hướng đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp phép, bãi bỏ nhiều quy định về điều kiện kinh doanh, đồng thời mở rộng các nhóm quyền tự quyết của doanh nghiệp. Lần đầu tiên, Danh mục đầy đủ các ngành, nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện được tập hợp, liệt kê cụ thể trong một văn bản Luật. Đây được xem là bước đột phá về tính minh bạch trong chính sách và được kỳ vọng sẽ khắc phục việc ban hành các điều kiện kinh doanh một cách thiếu kiểm soát, bất hợp lý như trước đây. Hay các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 đã thể hiện rõ tinh thần bảo hộ tốt hơn với quyền sở hữu của người dân, quyền tự do hợp đồng.... Mới đây nhất, Bộ Luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã bỏ tội kinh doanh trái phép, cho thấy bước tiến lớn trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.
Nguồn: Sưu tầm
Bài viết cùng chuyên mục
- Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024
- Thúc đẩy phát triển bền vững trong doanh nghiệp
- UBND tỉnh đánh giá tiến độ thực hiện xây dựng các văn bản quy định chi tiết theo Luật Đất đai 2024
- Hội thảo khoa học về các giải pháp phát triển kinh tế số Quảng Ninh
- “Cánh cửa” mới kết nối thị trường khách du lịch Trung Quốc
- Kịch bản tăng trưởng 2025 cần xây dựng ở mức cao hơn để đáp ứng mục tiêu đặt ra