Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng
Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt kết luận của Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.
Ảnh minh họa.
Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao lựa chọn một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng ưu tiên để tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo sinh kế, việc làm cho người dân; tập trung hoàn thiện trình ban hành các quy hoạch; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu; làm tốt truyền thông chính sách, tạo đồng thuận của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, lắng nghe các ý kiến, phản ánh của doanh nghiệp, người dân, sớm có giải pháp kịp thời, hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân; tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí, đẩy mạnh chuyển đổi số,... phấn đấu tiếp tục hạ lãi suất cho vay, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các thông tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm,...
Bộ Tài chính đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất trong thời gian qua; trên cơ sở đó, chủ động nghiên cứu, kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn cần áp dụng trong thời gian tới.
Về chính sách tài khóa, Bộ Tài chính đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất trong thời gian qua; trên cơ sở đó, chủ động nghiên cứu, kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn cần áp dụng trong thời gian tới. Có giải pháp khả thi để xử lý dứt điểm, hiệu quả vấn đề trái phiếu doanh nghiệp; đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách.
Về chính sách đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động làm việc, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình hoàn thiện dự án Luật Đất đai sửa đổi để trình Quốc hội ban hành vào kỳ họp thứ 6; khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về xác định giá đất, các quy định liên quan đến khoáng sản, vật liệu xây dựng, bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, thống nhất trong thực hiện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt nhiệm vụ điều phối quản lý kinh tế vĩ mô và tiếp tục rà soát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực, trình độ khoa học công nghệ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và công tác quy hoạch, bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Bộ Công thương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thương mại; khẩn trương hoàn thiện dự thảo cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà; kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch Điện VIII,... Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, có giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và bảo đảm việc làm cho người lao động,...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan, các địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu nông sản, lương thực; bảo đảm dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả trong điều kiện hiện nay.
Các bộ, ngành chức năng liên quan phối hợp nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 8/2023 về việc thành lập các sàn giao dịch bất động sản, đất đai, việc làm, khoa học công nghệ, tín chỉ carbon,... bảo đảm đẩy mạnh chuyển đổi số, công khai, minh bạch và thúc đẩy các thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành quy định bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và quy định về khuyến khích, động viên và xử lý cán bộ,...
Theo nhandan.vn
Bài viết cùng chuyên mục
- Đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp
- Hấp dẫn Khu kinh tế ven biển Quảng Yên
- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường ven sông
- Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh
- Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025
- Hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển liên kết vùng
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024