TẦM QUAN TRỌNG CỦA CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH CẤP TỈNH
Mục tiêu tỉnh đặt ra là năm 2022, tiếp tục giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về PCI và DDCI. Đồng thời nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh theo hướng sử dụng các nền tảng dùng chung; phấn đấu hầu hết các dịch vụ công cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau. Đến năm 2023, tỉnh sẽ cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng số và hệ thống cơ sở dữ liệu mở, có khả năng chia sẻ và tích hợp đồng bộ, liên thông, hiện đại. Đến năm 2025, hoàn thành toàn diện, đồng bộ quá trình chuyển đổi số vững chắc, đảm bảo liên thông, chia sẻ dữ liệu, thống nhất, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, trọng tâm là hoàn thành đề án chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tỉnh sẽ tập trung tối đa vào những tiềm năng, thế mạnh của mình về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistics, hoạt động biên mậu... Cùng với đó, là mục tiêu thu hút FDI thế hệ mới đạt ít nhất 1,5 tỷ USD; phấn đấu thành lập mới 2.000 doanh nghiệp trong năm 2022; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân và đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh cũng đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bám sát các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và giao trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ngành và các địa phương thực hiện. Trong đó, tập trung vào các nội dung cơ bản, gồm: Tiếp tục cải cách quyết liệt, thực chất và hiệu quả thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch; thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã đề ra tại Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 9/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động số 131/CTr-UBND ngày 2/7/2021 của UBND tỉnh. Cùng với đó, là việc tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch trung, dài hạn với mục tiêu rõ ràng, lộ trình cụ thể để tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu có tính chất nền tảng, như: Chuyển đổi số; bảo vệ môi trường để phát triển bền vững; giảm nghèo đa chiều và phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo; phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân; phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo... Cùng với việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đang được tỉnh triển khai, các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra cụ thể trên, chắc chắn sẽ giúp Quảng Ninh tiếp tục là “điểm sáng” trong cải thiện mạnh mẽ và thực chất môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành một trong những đầu tàu phát triển của khu vực phía Bắc, một trong những trọng điểm kinh tế, trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực... |
Bài viết cùng chuyên mục
- Thúc đẩy kinh tế xanh bền vững
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư làm việc với Tổ chức liên chính phủ UnASDG tại Việt Nam, Quỹ đầu tư Alpstein Ventures AG (Thụy Sĩ) và Công ty CP đầu tư Thái An Holding về tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
- Xúc tiến thu hút du khách Trung Quốc
- Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư
- Tăng cường trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công
- Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
- Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam
- Huyện Hải Hà: Chuyển động từ thu hút đầu tư
- Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam