Tạo hiệu quả trong thu hút xây dựng cảng, bến ở KCN
Để tạo lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút các dự án đầu tư, tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng biển trong các KCN, KKT trên địa bàn.
Quảng Ninh có 16 KCN nằm trong Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020 và quy hoạch chung xây dựng các KKT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (trong đó có 10 KCN thuộc địa bàn các KKT). Hiện đã có 10 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN thuộc 8 KCN được cấp có thẩm quyền quyết định, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trên địa bàn tỉnh còn có 2 KKT ven biển (KKT ven biển Vân Đồn, KKT ven biển Quảng Yên) và 3 KKT cửa khẩu đã được thành lập. Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển trong các KCN, KKT trên địa bàn luôn được chú trọng.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Ngô Hoàng Ngân kiểm tra tiến độ triển khai dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1), ngày 5/10/2022. Ảnh: Thanh Tùng
Hiện dịch vụ cho thuê kho bãi, xếp dỡ hàng hóa... tại KKT ven biển Quảng Yên, KKT cửa khẩu Móng Cái, KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh, KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn đang dần hình thành và đầu tư đồng bộ. Đã có một số dự án phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển tại khu vực Quảng Yên sau khi KKT ven biển Quảng Yên chính thức được thành lập, như: Dự án Cảng hàng lỏng Yên Hưng; kho khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, Xuân Trường Hai, Nosco, KCN Bắc Tiền Phong, KCN Nam Tiền Phong, KCN Bạch Đằng...
Tỉnh đã huy động nguồn lực ngoài NSNN để phát triển các khu bến, cảng và khu dịch vụ hậu cần sau cảng... Giai đoạn 2019-2022, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 5 dự án liên quan đến lĩnh vực hạ tầng cảng biển và kho, bãi, logistic trong các KKT, KCN, với tổng vốn đầu tư khoảng 11.016,3 tỷ đồng. 100% là các dự án vốn đầu tư trong nước. Hiện nay, các dự án đầu tư vào lĩnh vực cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn Quảng Ninh nói chung và các KCN, KKT của tỉnh nói riêng được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành.
Cùng với đó, Quảng Ninh cũng đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối đến các KCN, KKT như: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, tuyến đường kết nối từ nút giao Phong Hải đến KCN Nam Tiền Phong, dự án đường nối KCN Việt Hưng với KCN Cái Lân; tiếp tục triển khai các dự án: Xây dựng nút giao Đầm Nhà Mạc, nút giao Hạ Long Xanh và tuyến đường tốc độ cao ven sông nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với TX Đông Triều... tạo thuận lợi hơn cho thông thương hàng hóa.
Bài viết cùng chuyên mục
- Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024
- Thúc đẩy phát triển bền vững trong doanh nghiệp
- UBND tỉnh đánh giá tiến độ thực hiện xây dựng các văn bản quy định chi tiết theo Luật Đất đai 2024
- Hội thảo khoa học về các giải pháp phát triển kinh tế số Quảng Ninh
- “Cánh cửa” mới kết nối thị trường khách du lịch Trung Quốc
- Kịch bản tăng trưởng 2025 cần xây dựng ở mức cao hơn để đáp ứng mục tiêu đặt ra