Tập đoàn Thành Công xây dựng Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô tại Quảng Ninh
Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt được xây dựng trên tổng diện tích 340ha của Khu công nghiệp (KCN) Việt Hưng, nằm ngay bên bờ vịnh Cửa Lục, thuận tiện cho cả giao thương nội địa và quốc tế.
Những sản phẩm của Tổ hợp sẽ không dừng lại là nguồn cung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ô tô cốt lõi hiện tại của Tập đoàn Thành Công, mà còn hướng tới xuất khẩu, mang giá trị của ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam tiếp cận tới các thị trường khu vực và thế giới.
Ông Đào Phong Trúc Đại, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển KCN Việt Hưng (thành viên của Tập đoàn Thành Công) chia sẻ: “Mục tiêu của Tập đoàn Thành Công là phát triển Tổ hợp thành trung tâm sản xuất lắp ráp và công nghiệp phụ trợ của ngành ô tô, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo hướng tăng tỉ lệ nội địa hoá”.
Các vị đại biểu nhấn nút phát tín hiệu bắt đầu lễ động thổ Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng |
Tại buổi lễ, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Tập đoàn Thành Công đã khẳng định: “Sự kiện hôm nay cũng là nghi thức khởi động triển khai đầu tư đầu tiên của Tập đoàn Thành Công tại Quảng Ninh. Những sản phẩm từ Tổ hợp Công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng với hàm lượng công nghệ - kỹ thuật cao sẽ là điểm khởi đầu để Quảng Ninh tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa chủ trương thu hút các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và phát triển kinh tế theo hướng bền vững”.
Trước đó, ngày 18/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho hai dự án thứ cấp đầu tiên thuộc Tổ hợp Công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng cho Tập đoàn Thành Công.
Tỉnh Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án thứ cấp đầu tiên vào Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng. |
Dự án thứ hai là dự án đầu tư xây dựng Trung tâm dịch vụ và hạ tầng ô tô Thành Công Việt Hưng, do Công ty Cổ phần Dịch vụ và hạ tầng ô tô Thành Công đầu tư với tổng vốn hơn 799 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hoá, dịch vụ logistics .
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Ninh cho biết, quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho những dự án đầu tiên của tổ hợp triển khai chưa đầy 24h kể từ khi Ban tiếp nhận hồ sơ đầu tư đầy đủ của 2 dự án thành phần. Đây là kỷ lục mới về thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Quảng Ninh.
Bản đồ tổng thể Khu công nghiệp Việt Hưng |
Phát biểu tại lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư này, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh đã nhấn mạnh: Với mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc…, giai đoạn 2020-2025, Quảng Ninh định hướng tập trung phát triển công nghiệp xanh, sạch, thân thiện môi trường, tăng tỷ trọng của ngành chế biến, chế tạo, công nghệ cao, thông minh.
Vì thế, việc đầu tư Tổ hợp Công nghiệp phụ trợ ô tô của Tập đoàn Thành Công là dấu mốc quan trọng, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. Điều này thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh cũng như sự đồng hành, tin tưởng, ủng hộ của Tập đoàn Thành Công.
Bài viết cùng chuyên mục
- Thúc đẩy kinh tế xanh bền vững
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư làm việc với Tổ chức liên chính phủ UnASDG tại Việt Nam, Quỹ đầu tư Alpstein Ventures AG (Thụy Sĩ) và Công ty CP đầu tư Thái An Holding về tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
- Xúc tiến thu hút du khách Trung Quốc
- Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư
- Tăng cường trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công
- Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
- Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam
- Huyện Hải Hà: Chuyển động từ thu hút đầu tư
- Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam