Thị trường logistics của Việt Nam khởi sắc
Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, thị trường logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 16%.
Ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Số liệu mới nhất vừa được công bố tại Hội nghị thường niên Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế.
Với tốc độ tăng trưởng này, thị trường logistics đã giúp đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm ngoái lên hơn 730 tỷ USD, tăng hơn 9% so với cùng kỳ.
Hoạt động logistics của Việt Nam thuộc nhóm đầu khu vực ASEAN, đứng thứ 43 trên thế giới. Logistics của Việt Nam cũng đã có nhiều khởi sắc trong bối cảnh hoạt động giao nhận vận tải thế giới đang suy giảm.
Nếu được đầu tư đồng bộ, tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam sẽ là trung tâm logistics mới của cả khu vực.
Trước đó, theo đánh giá của Agility năm 2022, Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đóng góp không nhỏ giúp ngành logistics Việt Nam có những bước tiến đáng kể.
Theo vtv.vn
Bài viết cùng chuyên mục
- Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
- Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân
- Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh hợp tác với đối tác Bỉ vì tương lai xanh và bền vững
- Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ninh thăm, làm việc tại Vương quốc Bỉ
- Diễn đàn hợp tác đầu tư thương mại du lịch Quảng Ninh – Nhật Bản 2025
- Đoàn công tác tỉnh Quảng Ninh làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp tại Osaka Nhật Bản
- Đoàn công tác tỉnh Quảng Ninh làm việc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka Nhật Bản
- Khai mạc Tuần lễ Quảng Ninh EXPO 2025 tại Nhật Bản
- Để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng