Thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền
Để đáp ứng nhu cầu của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, toàn diện. Đặc biệt, tỉnh đã triển khai hiệu quả Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 về Chương trình tổng thể phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Người dân thôn Nà Bắp (xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) bỏ phiếu bầu trưởng thôn nhiệm kỳ 2022-2025.
Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thành Đề án giao đất, giao rừng trên địa bàn các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Nhiều địa phương bước đầu mở rộng các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đối với một số sản phẩm đặc thù của địa phương như: Lúa, rau, chè, vải, na... đẩy mạnh ứng dụng hệ thống quản lý, sản xuất an toàn thực phẩm. Đặc biệt, triển khai thực hiện chương trình OCOP đã góp phần tạo sinh kế, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS. Trong tổng số 499 sản phẩm OCOP toàn tỉnh, có 116 sản phẩm OCOP thuộc vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, chiếm 43,4%.
Bên cạnh đó, công tác giải ngân vốn vay tạo việc làm tại các xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn đạt kết quả tốt. Đến ngày 25/5, đã giải ngân được gần 90 tỷ đồng, đạt gần 100%. Một số địa phương đã tích cực triển khai xây dựng Đề án phát triển du lịch bền vững gắn với giảm nghèo và phát triển KT-XH trên địa bàn.
Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân, công tác phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo nghề cho lao động trẻ để chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu nông thôn gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập và xây dựng đội ngũ CBCCVC người DTTS cũng được chú trọng. Thực hiện dồn ghép các điểm trường lẻ về trường trung tâm; nâng cấp cơ sở vật chất các trường, tạo điều kiện cho học sinh ăn ở, học tập, Sở GD&ĐT đã chủ động phối hợp với địa phương triển khai các dự án tăng cường cơ sở vật chất, trường học, phấn đấu 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn hoàn thành xóa phòng học tạm và có nhà vệ sinh đạt chuẩn.
Baoquangninh.com.vn
Bài viết cùng chuyên mục
- Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI: Xuất hiện nhiều "ngôi sao cải cách" mới
- Công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2024
- Thúc đẩy các dự án, động lực cho tăng trưởng
- TP Hạ Long: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng các xã vùng cao
- Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 14,32% kế hoạch
- Hạ tầng giao thông đi trước để phát triển vùng khó
- Hội nghị phân tích kết quả khảo sát Đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp sở, cấp huyện và cấp xã năm 2024 (DTI) của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư
- Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư trong KCN Sông Khoai
- Động thổ Dự án Cụm công nghiệp Đầm Hà B
- TP Đông Triều: Chủ động xúc tiến đầu tư, tạo đà bứt phá phát triển