THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN
Hiện nay, KCN Cảng biển Hải Hà có 19 dự án của nhà đầu tư thứ cấp, với số vốn đăng ký kinh doanh trên 1,2 tỷ USD, tương đương suất đầu tư đạt trên 5 triệu USD/ha. Hầu hết các dự án đã đầu tư vào đây thuộc ngành công nghiệp dệt may, với các sản phẩm quần áo, khăn tắm, vải dệt xuất khẩu cho các nước trên thế giới. Hiện đã có 15/19 dự án của nhà đầu tư thứ cấp đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; các dự án còn lại đang chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà xưởng sản xuất. Theo thống kê của ngành chức năng, các dự án của nhà đầu tư thứ cấp trong KCN Cảng biển Hải Hà đi vào hoạt động đến nay đều đem lại những hiệu quả rõ rệt, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Giá trị xuất khẩu của các dự án trong KCN Cảng biển Hải Hà giai đoạn 2016-2021 đạt trên 2,6 tỷ USD, bình quân đạt trên 435 triệu USD/năm với những sản phẩm dệt may thương hiệu quốc tế; đóng góp cho ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2021 đạt trên 1.400 tỷ đồng, bình quân đạt trên 235 tỷ đồng/năm; tạo việc làm cho khoảng 12.400 lao động, với mức thu nhập bình quân đầu người từ 8-10 triệu đồng/người/tháng. Một số doanh nghiệp tiêu biểu có hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả được kể đến, như: Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt, Công ty TNHH Texhong Ngân Hà, Công ty TNHH Dệt may Bắc Giang. KCN Cảng biển Hải Hà giai đoạn 1 thu hút được 19 dự án nhà đầu tư thứ cấp. Kết quả đạt được là vậy, tuy nhiên theo các đơn vị quản lý nhà nước, việc thu hút đầu tư còn chậm, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp đạt thấp. Hiện KCN Cảng biển Hải Hà giai đoạn 1 vẫn còn 143,9ha, chưa thu hút được nhà đầu tư, tỷ lệ lấp đầy mới đạt trên 45% diện tích. Tổng thể cả KCN vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra là hình thành chuỗi công nghiệp dệt may; chưa thu hút được các dây chuyền sản xuất và nghiệp vụ thuộc công đoạn sau của chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may và ngành công nghiệp thời trang, mang lại giá trị gia tăng cao. Cùng với đó, các dự án thứ cấp tại KCN hiện nay đều sử dụng nhiều nước, dự báo sẽ thâm hụt nước so với quy hoạch ban đầu; sử dụng nhiều lao động trong bối cảnh khó khăn về nguồn lao động; chưa có khu nhà ở xã hội cho công nhân làm việc trong KCN. |
Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, các cơ quan chức năng của tỉnh cần tập trung quản lý, cải thiện, nâng cao chất lượng công tác thu hút đầu tư vào địa bàn KCN Cảng biển Hải Hà; xem xét, lựa chọn những nhà đầu tư sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường, sử dụng ít tài nguyên và nhân lực, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Đối với những dự án đã được GPMB thuộc giai đoạn 1, chủ đầu tư hạ tầng KCN cần nhanh chóng thu hút thêm các nhà đầu tư thứ cấp, lấp đầy diện tích đất công nghiệp và sớm triển khai đầu tư khu nhà ở xã hội cho công nhân, lao động theo đúng cam kết với tỉnh, đảm bảo “an cư, lạc nghiệp”.
Bài viết cùng chuyên mục
- Thúc đẩy kinh tế xanh bền vững
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư làm việc với Tổ chức liên chính phủ UnASDG tại Việt Nam, Quỹ đầu tư Alpstein Ventures AG (Thụy Sĩ) và Công ty CP đầu tư Thái An Holding về tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
- Xúc tiến thu hút du khách Trung Quốc
- Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư
- Tăng cường trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công
- Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
- Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam
- Huyện Hải Hà: Chuyển động từ thu hút đầu tư
- Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam