Thu hút vốn FDI vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ: Làm sao hiệu quả?
Là ngành công nghiệp trọng điểm nhưng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn nhỏ bé, thu hút vốn FDI vào ngành này để phát triển sản xuất tại chỗ là đề xuất tốt.
Nhỏ về quy mô, yếu về năng lực
Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thông tin, doanh nghiệp ngành công nghiệp chế tạo hầu hết có quy mô nhỏ nên sản lượng không lớn, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng một tỷ USD. Hiện ngành đã xuất khẩu trực tiếp sang một số thị trường lớn như Bắc Mỹ, Canada, các nước châu Âu, các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, còn xuất khẩu gián tiếp qua khách hàng hoặc các công ty FDI tại Việt Nam.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có thể xuất khẩu được nhiều loại mặt hàng, như: Sản phẩm liên quan đến cơ khí, điện, điện tử, nhựa cao su, tự động hóa…. Theo bà Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, sản phẩm ngành xuất khẩu tốt nhất hiện nay là linh kiện xe máy, xe đạp, một số linh kiện ô tô, điện, điện tử, những sản phẩm liên quan đến tủ điện, hệ thống tự động hóa; linh kiện liên quan đến nhựa cao su, thậm chí cả những sản phẩm khó như linh kiện quạt gió, tuabin quạt gió. Đặc biệt, bộ dây điện là sản phẩm thế mạnh của Việt Nam…
Bài viết cùng chuyên mục
- Từ ngày 1/11/2024, Quảng Ninh chính thức có 5 thành phố
- Phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Sớm khôi phục hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Quảng Yên
- TP Hạ Long: Quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng
- Tạo cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp
- Móng Cái: Hơn 1,3 triệu tấn hàng hóa XNK qua các cửa khẩu, lối mở trong 9 tháng đầu năm 2024
- Chủ tịch UBND tỉnh tiếp nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc tìm hiểu đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh
- “Nước rút” đón 3 triệu khách quốc tế
- Nhanh chóng khôi phục hạ tầng giao thông bị hư hỏng
- UBND tỉnh làm việc với Agribank, bàn giải pháp hỗ trợ khách hàng