Thủ tướng: Sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – UAE
Sáng 5/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tiến sĩ Thani bin Ahmed Al Zeyoudi, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Ngoại thương các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tiến sĩ Thani bin Ahmed Al Zeyoudi, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Ngoại thương các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Ngài Thani bin Ahmed Al Zeyoudi đến Việt Nam và những nỗ lực của hai bên trong thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA); đặc biệt trong bối cảnh năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; cùng với đó xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Theo Thủ tướng, những năm qua, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng dương, GDP năm 2022 tăng 8,02%. Từ năm 2021, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 732,5 tỷ USD. Đến nay, Việt Nam đã hội nhập sâu với thế giới với 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) ở cấp độ song phương và khu vực, tạo ra nhiều cơ hội thị trường cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc UAE đang đa dạng hóa nền kinh tế, chuyển hướng phát triển kinh tế dựa vào khai khoáng dầu mỏ, sang phát triển các ngành dịch vụ; khẳng định, UAE là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông; quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước thời gian qua đã có những bước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch, năng lượng. Trong đó, kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt hơn 4,4 tỷ USD. Tuy nhiên, dư địa hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư.
Bài viết cùng chuyên mục
- TỌA ĐÀM HIỆU CHỈNH BỘ PHIẾU KHẢO SÁT DDCI QUẢNG NINH NĂM 2024
- Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm mới ở mức cao hơn
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ khoa học Bảo vệ tài nguyên môi trường Quảng Châu, Trung Quốc
- Sách Trắng về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh năm 2024
- Thúc đẩy phát triển bền vững trong doanh nghiệp
- UBND tỉnh đánh giá tiến độ thực hiện xây dựng các văn bản quy định chi tiết theo Luật Đất đai 2024
- Hội thảo khoa học về các giải pháp phát triển kinh tế số Quảng Ninh
- “Cánh cửa” mới kết nối thị trường khách du lịch Trung Quốc
- Kịch bản tăng trưởng 2025 cần xây dựng ở mức cao hơn để đáp ứng mục tiêu đặt ra
- Sớm triển khai cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 330