UBND tỉnh họp đánh giá công tác thu hút đầu tư FDI
Ngày 1/7, đồng chí Nguyễn Tường Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban IPA chủ trì họp nghe báo cáo, đánh giá công tác thu hút đầu tư (FDI) 6 tháng đầu năm 2022, đồng thời triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Đồng chí Nguyễn Tường Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban IPA chủ trì.
Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ thu hút đầu tư năm 2022 trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, bám sát các chủ trương, định hướng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài của Trung ương và tỉnh, 6 tháng đầu năm 2022, công tác thu hút đầu tư tại Quảng Ninh tiếp tục có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Quảng Ninh đã năm thứ 5 liên tiếp đứng đầu cả nước chỉ số PCI; là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh, không gian phát triển, vị trí địa chiến lược trong kết nối vùng; tỉnh có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kinh tế - xã hội phát triển… được Trung ương và các nhà đầu tư đánh giá là địa phương có môi trường đầu tư kinh doanh “Công khai, minh bạch, bình đẳng, an toàn, hiệu quả, bền vững”.
6 tháng đầu năm 2022, tỉnh đã làm việc với 20 đoàn doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đến thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư; cấp mới và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án FDI với tổng vốn là 149,6 triệu USD. Như vậy, hiện trên địa bàn tỉnh có tổng số 150 dự án FDI của các nhà đầu tư tới từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 8,26 tỷ USD.
Đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp
Để có được kết quả này, tỉnh đã chú trọng vào nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư; thường xuyên nắm thông tin, kết nối với các bộ, ngành, VCCI, Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài để triển khai công tác quảng bá lợi thế, tiềm năng, định hướng thu hút đầu tư FDI của tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu xúc tiến đầu tư, triển khai xúc tiến đầu tư thông qua hoạt động hỗ trợ đầu tư... Tài liệu xúc tiến đầu tư được cập nhật mới, hình thức thiết kế hiện đại, chuyên nghiệp bằng 5 ngôn ngữ: Anh, Việt, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thu hút đầu tư vẫn còn một số khó khăn như: Chưa thu hút được nhà đầu tư FDI lớn; chưa phát huy các mô hình liên doanh liên kết trong xúc tiến đầu tư; tiến độ triển khai đầu tư hạ tầng các KCN còn chậm, chưa đồng bộ hạ tầng vì thế chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài...
Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn, tại cuộc họp, các đại biểu đã dành thời gian phân tích, làm rõ nguyên nhân, cơ hội để triển khai hiệu quả công tác thu hút đầu tư về địa bàn những tháng cuối năm và những năm tiếp theo. Mục tiêu năm 2022 thu hút vốn FDI toàn tỉnh đạt ít nhất 1,5 tỷ USD, các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao…
Lãnh đạo Ban IPA báo cáo công tác thu hút đầu tư 6 tháng đầu năm 2022
Kết luận cuộc họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Xu hướng chuyển dịch kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, Quảng Ninh sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh, vì thế cơ hội thu hút đầu tư về tỉnh hiện đang rất lớn.
Để nắm bắt thời cơ, cơ hội mới, đồng chí yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan cần thay đổi tư duy, thay đổi cách tiếp cận, rà soát, đề xuất, triển khai hiệu quả các giải pháp để đẩy mạnh thu hút đầu tư về địa bàn.
Cụ thể, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, trong đó xác định rõ trọng tâm, trọng điểm nhu cầu, lĩnh vực thu hút để đón chào các nhà đầu tư FDI lớn hình thành lên chuỗi cung ứng.
Tập trung đẩy mạnh hoàn thiện các KCN đang triển khai xây dựng; hỗ trợ nhà đầu tư tối đa về thủ tục đầu tư, cung cấp nhanh chóng thông tin, tháo gỡ khó khăn (nếu có) cho nhà đầu tư với chi phí thấp nhất, đưa ra các chính sách ưu đãi hấp dẫn nhất. Các sở, ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ với IPA trong cập nhật thường xuyên, đầy đủ thông tin các dự án thuộc lĩnh vực quản lý theo dõi trên Hệ thống Quản lý dự án của tỉnh.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Đại sứ quán để tham mưu triển khai Hội nghị xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp quốc tế; cập nhật, đổi mới Bộ tài liệu xúc tiến đầu tư vào tỉnh, hoàn thiện làm cơ sở xúc tiến đầu tư. Đặc biệt, cần tăng cường các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; xây dựng bộ thương hiệu và hình ảnh cấp địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển và chiến lược thu hút đầu tư; thay đổi và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và chính quyền các địa phương về thu hút đầu tư...
Bài viết cùng chuyên mục
- Đoàn đại biểu tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc thăm và làm việc tại Quảng Ninh
- Đoàn công tác tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) khảo sát Vịnh Hạ Long
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ
- Móng Cái: Nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại
- Thủ tướng là Trưởng BCĐ xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- Thủ tướng tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto
- Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia phát triển tích cực
- Trưởng ban Đối ngoại Trung ương: Dấu mốc quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt-Lào
- Tập trung hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp để ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất
- Lãnh đạo Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư chúc mừng Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 79 năm quốc khánh Indonesia