VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN NHẤT TRÍ THÚC ĐẨY KẾT NỐI HAI NỀN KINH TẾ
Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không; thúc đẩy giải pháp tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ luật pháp Quốc tế trong đó có Công ước LHQ về Luật biển năm 1982…
Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe chứng kiến các bộ, ngành và cơ quan 2 nước trao đổi 14 văn kiện ký kết, trong đó có các công hàm trao đổi cho 4 dự án vốn vay ODA trị giá 1103 tỷ Yên, tương đương 912 triệu USD.
Sau đó, hai Thủ tướng đã có buổi gặp gỡ báo chí chung, thông báo những kết quả chính trong cuộc hội đàm, trong đó nhấn mạnh 2 bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng nhằm tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên mọi lĩnh vực trong thời gian tới, đặc biệt là việc tăng cường sự tin cậy chính trị, thúc đẩy kết nối 2 nền kinh tế cũng như hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Ngay sau hội đàm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản.
Nguồn: Sưu tầm
Bài viết cùng chuyên mục
- Thúc đẩy kinh tế xanh bền vững
- Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư làm việc với Tổ chức liên chính phủ UnASDG tại Việt Nam, Quỹ đầu tư Alpstein Ventures AG (Thụy Sĩ) và Công ty CP đầu tư Thái An Holding về tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
- Xúc tiến thu hút du khách Trung Quốc
- Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư
- Tăng cường trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công
- Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
- Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam
- Huyện Hải Hà: Chuyển động từ thu hút đầu tư
- Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam