Nguồn nhân lực
Quảng Ninh hiện có hơn 1,16 triệu dân, trong đó dân tộc kinh chiếm 90%. Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh Sông Hồng, cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam, là nơi tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh đoàn kết để Quảng Ninh thực hiện chính sách đổi mới, mô hình tăng trưởng.11 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc. Diện tích của vùng đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cả nước, chiếm khoảng 23% dân số cả nước và đóng góp khoảng 24,7% GDP quốc gia vào năm 2010. Mục tiêu vùng đến năm 2020 là phát triển ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đạt 28,7% tổng GDP của cả nước với GDP bình quân đầu người ở mức 2.500 USD vào năm 2015 và 4.180 USD vào năm 2020. Theo cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 7% GDP, ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp khoảng 45-47% và ngành dịch vụ đóng góp khoảng 46-48% GDP khu vực vào năm 2020
Tình hình phát triển nhân lực của tỉnh Quảng Ninh cũng được đem so sánh với các kết quả trong khu vực. Trong năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo và được cấp bằng ở Quảng Ninh chỉ đạt 54%, chỉ tiêu này ngang bằng với tỉnh Bắc Ninh trong năm 2013 và thấp hơn 1% so với mục tiêu 55% của Hà Nội vào năm 2015.
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam năm 2009, khuynh hướng di cư liên vùng, liên tỉnh đã diễn ra đáng kể trong vùng đồng bằng sông Hồng. Nhìn chung trên toàn vùng, có khoảng 35.000 người di cư rời khỏi vùng trong giai đoạn 2004-2009. Kết quả điều tra dân số cho thấy khoảng 339.000 người trong số khoảng 650.000 người đã di cư đến các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn này.
So sánh khuynh hướng nhập cư của tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng
Stt |
Tỉnh/Thành phố |
Xu hướng di cư |
||
Giai đoạn 2004 - 2009 |
||||
Nhập cư |
Xuất cư |
Di cư thuần |
||
1 |
Hà Nội |
382.829 |
90.403 |
292.426 |
2 |
Quảng Ninh |
29.845 |
18.054 |
11.791 |
3 |
Vĩnh Phúc |
20.378 |
42.651 |
-22.273 |
4 |
Bắc Ninh |
29.709 |
37.481 |
-7.773 |
5 |
Hải Dương |
33.478 |
60.591 |
-27.113 |
6 |
Hải Phòng |
47.537 |
23.665 |
23.872 |
7 |
Hưng Yên |
28.159 |
44.617 |
-16.458 |
8 |
Thái Bình |
13.307 |
94.661 |
-81.354 |
9 |
Hà Nam |
8.771 |
46.394 |
-37.623 |
10 |
Nam Định |
18.923 |
97.302 |
-78.379 |
11 |
Ninh Bình |
14.653 |
49.366 |
-34.713 |
12 |
Khuynh hướng di cư liên tỉnh chung của các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng |
289.217 |
325.179 |
-35.962 |
Trong số 11 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ có ba điểm đến di cư tích cực được ghi nhận, đó là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Từ năm 2004-2009, Quảng Ninh đứng trong tốp 10 điểm đến di cư trong nước bổ sung khoảng 11.000 lao động. Với một nền kinh tế năng động, Quảng Ninh đã chứng tỏ là một trong những điểm đến ưa thích của người lao động di cư trong giai đoạn này. Đây là cơ hội để Quảng Ninh tiếp tục xu thế tuyển dụng lao động nhập cư để giải quyết nhu cầu nhân lực trong tương lai.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 136.000 lao động sẽ nhập cư để phục vụ cho kỳ vọng phát triển kinh tế Tỉnh. Vì thế, hệ thống những chính sách tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao nhận thức về Quảng Ninh như một điểm đến hấp dẫn cho lao động, sẽ tạo điều kiện để Quảng Ninh rút ngắn thiếu hụt này.
Đến 2013, lực lượng lao động tỉnh Quảng Ninh đã có những tiến bộ rõ rệt về trình độ, tỷ lệ qua đào tạo ở mức cao hơn so với thập kỉ trước đó. Nhiều lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và hơn một nửa tiếp tục học lên theo hệ thống đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề.
Đến năm 2013, lực lượng lao động nhìn chung có trình độ đào tạo cao hơn so với 10 năm trước. Năm 2004, có 37% lao động tốt nghiệp bậc THPT, 40% tốt nghiệp bậc trung học cơ sở (THCS) và 23% có trình độ từ tiểu học trở xuống. Đến năm 2013, có 41% lao động tốt nghiệp bậc THPT (3%); có 39% trình độ THCS và có 20% trình độ tiểu học trở xuống.
Tỉnh Quảng Ninh đã thuê tư vấn BCG của Hoa Kỳ lập Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh với những ý tưởng mang tính đột phá nhằm giải quyết những hạn chế, thiếu hụt lớn nhất trong hệ thống nhân lực của tỉnh đang gặp phải, đáp ứng các yêu cầu đổi mới, phát triển các ngành kinh tế hiện đại theo xu hướng chuyển dịch từ “ nâu” sang “ xanh”; Xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo phù hợp, tăng chất lượng đào tạo, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu lao động của các cơ sở trong tỉnh; Tăng cường liên kết các chủ thể, lồng ghép mục tiêu, chương trình, chính sách trong vấn đề nhân lực nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực trong và ngoài tỉnh, bao gồm tài nguyên, nguồn nhân lực và vốn đầu tư được triển khai một cách hiệu quả.